Dấu ấn độc đáo trong văn hóa giao tiếp với người Đức
Người Đức luôn luôn chú trọng đến hành vi ứng xử. Văn hóa ứng xử được xem như một thước đo để đánh giá chuẩn mực của một cá nhân hay một tập thể nào đó.
Nếu bạn có ý định đi du học hay tiếp xúc làm việc với người Đức thì hãy tìm hiểu kỹ đặc tính và một số quy tắc giao tiếp với người Đức cơ bản để không bị mắc lỗi và có được sự đánh giá cao từ họ nhé!
Văn hóa chào hỏi
Hằng ngày, khi giao tiếp người Đức gặp nhau thì người đến sau sẽ lên tiếng chào người đến trước; hoặc người nào đó nhìn thấy người thân quen, bạn bè của mình trước thì sẽ lên tiếng chào trước.
Trong trường hợp hợp tác kinh doanh thì người Đức sẽ chào nhau theo sự quen biết và cấp bậc, cụ thể: Những người đã quen biết với nhau sẽ chào nhau trước, sau đó người cấp bậc thấp hơn sẽ tiến hành giới thiệu những người đi cùng với mình.
Cuối cùng, sẽ đến lượt giới thiệu của người cấp bậc cao hơn. Khi tất cả đã biết tên và chức danh đầy đủ của nhau thì mới bắt tay.
Người Đức khi bắt tay thì sẽ nhìn thẳng vào đối phương và bắt tay nhanh gọn, nhẹ nhàng.
Cách nói chuyện với người Đức cũng nên chú trọng đến việc xưng hô. Nếu mà bạn đang có ý định đến quốc gia này du học hoặc làm việc thì nên lưu ý điều này nếu không muốn “thất lễ”.
Nếu mà một người có học vị từ Giáo sư - Tiến sĩ hoặc giữ chức vụ cao thì sẽ được gọi tên chức vụ kèm theo tên của mình.
Ví dụ: Giáo sư Schmidt, Tiến sĩ Zimmermann, Ngài Bộ trưởng Maas,… Khi bạn nói các câu giao tiếp tiếng Đức đúng chuẩn, bạn sẽ có được ánh mắt thiện cảm của người dân Đức.
Xem thêm: Định cư Đức có dễ không - Điều kiện và thách thức
Ứng xử của người Đức
“Ladies First” cụm từ được áp dụng rộng rãi tại quốc gia Mỹ thì ở nước Đức việc này chỉ được sử dụng ngoài môi trường công sở.
Còn trong môi trường làm việc các quan hệ công việc hay đối tác, kinh doanh thì người nào có cấp bậc thấp thì sẽ “ưu tiên” cho những người có cấp bậc cao hơn mình.
Ở Đức, bạn có thể dễ dàng thấy được việc một cô gái kéo ghế ngồi hay mở cửa cho một người đàn ông, đây là điều rất bình thường.
Ngoài ra, việc giao tiếp với người Đức khi làm quen với nhau thường chú ý đến những nét tương đồng giữa mình và người đối diện để trở nên thân thiện hơn. Lưu ý, chính trị và tôn giáo là hai chủ đề “cấm kỵ” ở nước Đức trong các cuộc nói chuyện.
Nếu có, bạn chỉ có thể nêu ra những nhận xét tích cực, tuyệt đối không chỉ trích hay “lôi kéo” mọi người theo ý kiến của mình.
Xem thêm: Cuộc sống ở Đức - Sống ở Đức có gì đãi ngộ hơn Việt Nam
Giao tiếp với người Đức qua Lời khen
Người Đức không bao giờ “ tiết kiệm” lời khen. Tuy nhiên, họ cũng rất biết cách tiết chế những lời khen này không để quá đà hay giả tạo, thô thiển.
Lưu ý, người Đức rất tối kỵ về những lời khen hoặc bình luận về trang phục, diện mạo bề ngoài của họ.
Tại Đức, nếu bạn thật sự muốn khen, tán dương một ai đó thì chỉ nên nói đến thành tích, ưu điểm hay tính cách của họ.
Xem thêm: Giáo trình tiếng Đức - Top 5 giáo trình tốt nhất hiện nay
Văn hóa dự tiệc của người Đức
Nếu bạn được mời tham gia tiệc của người Đức thì điểm đầu tiên khi đi dự tiệc bạn cần biết đó là họ rất coi trọng thời gian.
Vì vậy, bạn phải luôn luôn đến đúng giờ, không được đến muộn, nếu được hãy đến sớm hơn 5 - 10 phút để ổn định chỗ ngồi của mình.
Khi được chủ nhà mời ngồi chỗ nào thì bạn phải ngồi đúng chỗ mà đã được sắp xếp.
Khi diễn ra buổi tiệc, khi chủ nhà chưa mời bạn dùng bữa, thì bạn không nên tự ý ăn trước, nếu bạn ăn trước thì sẽ thể hiện ra bạn rất bất lịch sự.
Sau khi kết thúc, thì đừng quên gửi lời cảm ơn tới chủ nhà vì đã mời bạn tham gia bữa tiệc nhé.
Một số quy tắc khi ngồi vào bàn tiệc
- Bạn hãy nhớ rằng phải luôn đặt nĩa bên trái và dao ở bên phải.
- Ở các buổi tiệc lớn, bạn hãy đợi đến khi chủ bữa tiệc đặt khăn ăn vào lòng rồi hãy làm theo họ.
- Tuyệt đối đừng bao giờ đặt khuỷu tay của mình lên bàn tiệc trong khi mọi người xung quanh đang ăn uống.
- Hãy cố gắng ăn hết phần thức ăn trong đĩa của bạn, đừng bỏ vì người Đức nếu thấy bạn còn thừa thức ăn thì sẽ đánh giá bạn là bất lịch sự hay kém tinh tế đấy.
- Hãy để chủ bữa tiệc nâng ly trước.
- Khi dùng xong, bạn hãy đặt nĩa và dao song song với nhau bên phải của đĩa thức ăn, nĩa đặt hơi chếch cao hơn dao một tý xíu. Đây là dấu hiệu để người phục vụ bữa tiệc biết rằng bạn đã dùng xong.
Xem thêm: Tư vấn du học Đức - Top 6 điều phải có ở một công ty tư vấn
Văn hóa giao tiếp với người Đức qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, người gọi điện thoại sẽ phải chào hỏi và xưng danh đầu tiên, giới thiệu về bản thân trước khi đi vào vấn đề chính của cuộc gọi.
Người nhận điện thoại thì không nên sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, nên xưng bằng tên. Ví dụ như “Đây là ông Zimmerman”.
Một lưu ý không kém phần quan trọng đó là nếu bạn sử dụng điện thoại công cộng để gọi thì không nên nói tên cụ thể, đề phòng việc bị nghe trộm.
Giao tiếp với người Đức ở khu vực riêng tư
Nếu bạn có nhu cầu cần nói chuyện với người Đức mà họ đang ở khu vực riêng tư thì bạn cần nên lưu ý điều sau:
- Khi trò chuyện với các đồng nghiệp, đối tác của mình, bạn nên đứng cách họ khoảng 1m nếu chỉ có 2 người, hay 1 - 2m nếu như đứng thành nhóm.
- Khoảng cách 50 - 60cm thì chỉ dành cho bạn bè, người thân thân thiết bởi người Đức rất khó chịu nếu một người nào đó “xâm phạm” khu vực riêng tư của mình.
Nếu bạn có nhu cầu Du học Đức vui lòng liên hệ Website: http://vietchi.vn/ để được tư vấn nhé!
Đội ngũ dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ du học sinh từ A -Z về các kiến thức du học hoặc góc chia sẻ về văn hoá và cuộc sống tại Đức.
Hotline: 0907 236 936.