Định cư Đức bằng cách nào? 3 hình thức phổ biến nhất

27/03/2022 | Góc chia sẻ
Bạn đang thắc mắc: “Định cư Đức Bằng cách nào?” - Bài viết này sẽ giải thích cho bạn về điều này, hãy đọc hết nhé!
Định cư Đức bằng cách nào? Có khó không? Luôn là các thắc mắc của những người có ý định định cư lâu dài tại Đức. Đức được coi là điểm đến lý tưởng không chỉ cho mục đích đi du lịch mà còn để du học, sinh sống.

Đối với nhiều người khi đến Đức để du học hay làm việc, mục tiêu vô cùng quan trọng là cơ hội định cư tại Đức lâu dài. Bởi định cư lâu dài tại Đức có rất nhiều lợi ích mà không phải quốc gia nào cũng có. Vậy Định cư Đức bằng cách nào? Hãy cùng theo chân Việt Chí để tìm hiểu rõ hơn nhé!
ban-da-biet-dinh-cu-duc-bang-cach-nao-chua
Bạn đã biết định cư Đức bằng cách nào chưa?

Giấy phép cư trú tại Đức - Định cư Đức bằng cách nào?

Giấy phép cư trú tại Đức cho phép bạn ở lại Đức với một thời gian xác định. Trong thời gian đó, bạn có thể học tập, làm việc hay tham gia vào các hoạt động khác trong nước. 
 

Ngoại trừ những công dân đến từ Thụy Sĩ, EU, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, còn tất cả các công dân nước ngoài khác đều cần giấy phép cư trú để được ở lại Đức nhiều hơn 90 ngày. Giấy phép cư trú có thể được gia hạn thêm thời gian.

Xem thêm: Học tiếng Đức - Kinh nghiệm cho người mới bắt đầu

Tìm hiểu về thẻ xanh EU (The EU Blue Card)

Thẻ xanh EU cũng tương tự như Giấy phép cư trú tạm thời, thường được cấp với thời hạn là 4 năm (3 năm cho Doanh nhân), dành cho công dân của các nước thứ ba có bằng đại học hay bằng cấp tương đương, với mục đích cho phép họ đảm nhận các công việc mang tính chuyên môn tại Đức. 
 

Những người có khả năng nhận Thẻ xanh EU thường làm việc trong các ngành như: Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học).
 

Để đủ điều kiện nhận Thẻ xanh EU, ban phải tìm được một công việc có liên quan đến chuyên môn đã học tại Đức. Đồng thời, bạn phải chứng minh bản thân kiếm được mức lương tối thiểu là 49.600 EUR mỗi năm (quy định của năm 2016). 
 

Đối với các ngành nghề có nhu cầu đặc biệt ở Đức, giới hạn tiền lương đã được hạ xuống còn 52% mức trần, chỉ còn 38.688 EUR mỗi năm (2016). Người có Thẻ xanh EU có thể nhận thường trú nếu họ vẫn duy trì công việc và mức lương của mình. 
 

Thời gian đủ điều kiện để nhận thường trú là sau 33 tháng làm việc, nhưng nếu biết tiếng Đức tốt, họ có thể có được cấp thường trú chỉ sau 21 tháng làm việc. Trừ một số chương trình đặc biệt, đường đơn có thể được cấp thường trú nhân mà không cần tiếng Đức. 
 

Nếu bạn có Thẻ xanh EU, bạn cũng có thể mang theo vợ/chồng và con cái của mình đến Đức. Vợ hoặc chồng của bạn không bắt cuộc phải biết tiếng Đức và cũng có thể được đi làm ngay.

Xem thêm: Cuộc sống ở Đức - Sống ở Đức có tốt không?

dinh-cu-duc-bang-cach-nao-va-thu-tuc-co-kho-khong
Những người được cấp thẻ xanh EU 

Giấy phép định cư Đức

Đối với câu hỏi: “Định cư Đức bằng cách nào?”thì giấy phép định cư là cách định cư ở đức cho phép bạn cư trú tại Đức vĩnh viễn rất được nhiều người quan tâm. Với loại giấy phép này, bạn có thể làm việc tại Đức cũng như đi du lịch trong và ngoài nước bất cứ khi nào bạn muốn. 
 

Nhưng để sở hữu được giấy phép này theo quy định, trước đó bạn phải có giấy phép cư trú trong ít nhất trong 5 năm. Nếu ai muốn xin giấy phép định cư đều phải chứng minh khả năng độc lập về tài chính của mình, có thể tự trang trải đủ chi phí cuộc sống của bản thân, đồng thời phải có đủ kỹ năng sử dụng tiếng Đức và không có tiền án tiền sự. 
 

Ở một số trường hợp nhất định, giấy phép định cư có thể được cấp mà không cần những điều kiện liên quan đến thời gian, thường là những công dân nhập cư có trình độ chuyên môn cao. Nếu bạn có giấy phép cư trú vĩnh viễn, con cái hay vợ/chồng của bạn sẽ được phép đến Đức cùng bạn. Đầu tiên họ sẽ nhận được giấy phép cư trú tạm thời, và một vài năm sau đó sẽ có thể có được giấy phép vĩnh viễn.

Xem thêm: Visa định cư Đức - Cập nhật thông tin mới nhất 

Giấy phép cư trú EU vĩnh viễn

Giấy phép cư trú vĩnh viễn của EU cũng là một hình thức cư trú không giới hạn thời gian ở lại Đức. Các điều kiện đủ để được cấp phép này cũng tương tự như yêu cầu của giấy phép định cư. 
 

Nhưng giấy phép cư trú vĩnh viễn của EU còn cho phép chủ sở hữu di chuyển tự do trong các nước thành viên theo danh sách nhất định và không giới hạn của Liên minh châu Âu.

Đây cũng là hình thức định cư mà các bạn có thể cân nhắc khi thắc mắc “Định cư Đức bằng cách nào?”.

Xem thêm: Giáo trình tiếng Đức - Muốn giỏi học ngay 

Định cư Đức bằng cách nào? Có khó không? Có cần phải kết hôn giả?

Muốn định cư tại Đức cần những điều kiện sau:

dinh-cu-o-duc-co-kho-khong
Định cư ở Đức có khó không?

- Phải có thời gian lưu trú hợp pháp tối thiểu là 5 năm tại Đức và sở hữu thẻ cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lại.
 

- Khả năng tài chính tốt để đảm bảo được khoản sinh hoạt phí, nhà ở cho cá nhân và gia đình.
 

- Đã đóng tối thiểu 60 tháng quỹ bảo hiểm lương hưu trong diện bắt buộc hoặc tự nguyện, hay chứng minh đã tham gia vào một quỹ bảo hiểm tương ứng.
 

- Không được vi phạm pháp luật và vi phạm các quy định giữ trật tự an toàn xã hội tại Đức.
 

- Phải có giấy phép lao động từ Sở lao động hay Phòng lao động ngoài khi làm việc tại Đức.
 

- Có bằng cấp, giấy phép hành nghề phục vụ cho các công việc cần thiết tại Đức.
 

- Phải đạt trình độ tiếng Đức tối thiểu là B1.
 

- Nắm bắt những kiến thức cơ bản về pháp luật, quy định xã hội, các quan hệ xã hội.
 

- Đạt yêu cầu về sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến thần kinh…
 

Xem thêm: Chương trình đầu tư định cư Đức - Có những lợi ích khác biệt nào?

Thủ tục định cư theo hình thức kết hôn giả

Theo quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề kết hôn và xin thị thực đoàn tụ sang Đức phải qua các trình tự, thủ tục sau: 
 

Bước 1: Đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp
 

+ Phía bên công dân Đức, hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận cư trú, có ghi rõ về tình trạng hôn nhân như: chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc vợ/chồng đã chết (ở Đức không cấp Giấy xác nhận độc thân); Giấy khám sức khỏe tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ chiếu; Giấy ủy quyền (cho bên Việt Nam khi nộp hồ sơ kết hôn, có ghi rõ lý do ủy quyền). 
 

+ Các giấy tờ nói trên (trừ Tờ khai đăng ký kết hôn) phải được công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại Đức, sau đó thì gửi về Việt Nam. 
 

+ Phía bên công dân Việt Nam, hồ sơ gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân nhân. Hồ sơ lập thành 2 bộ, rồi nộp tại Sở Tư pháp, 30 ngày sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. 
 

Tham khảo ngay: Giao tiếp với người Đức - Những nét văn hóa độc đáo bạn nên biết

Bước 2: Xin cấp thị thực đoàn tụ với gia đình
 

+ Sau khi đã có Giấy chứng nhận kết hôn, để được xuất cảnh sang Đức, bên Việt Nam phải làm Đơn xin phép cấp thị thực đoàn tụ với vợ/chồng (mẫu đơn được phát miễn phí tại Tổng lãnh sự quán CHLB Đức ở TP.HCM, 126 đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3), kèm theo đơn là: 3 ảnh có nền sáng, Hộ chiếu phải hợp lệ và phải có chữ ký, Giấy chứng nhận kết hôn bản chính kèm theo bản dịch sang tiếng Đức. 
 

+ Hồ sơ lập thành 3 bộ (nếu là bản sao thì phải chứng thực hợp lệ) và phải do chính người làm đơn mang đến nộp tại Phòng thị thực của Tổng lãnh sự vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6. 
 

+ Đơn sẽ được Tổng lãnh sự quán tiếp nhận thẩm tra và chuyển đến Sở Ngoại kiều có chức năng ở Đức xem xét và ra quyết định chấp nhận cấp thị thực. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ trong thời hạn khoảng 3 tháng đương đơn sẽ được cấp thị thực.
 

Tóm lại, trong thời đại quốc tế hóa như hiện nay, “định cư Đức bằng cách nào?” hay “định cư ở Đức có khó không?” vẫn còn là vấn đề phải lo ngại.

Đức đang tiến hành những chính sách định cư hấp dẫn để có thể thu hút người nước ngoài đến đây định cư.

 

Nếu bạn có nhu cầu Du học Đức vui lòng liên hệ Website: http://vietchi.vn/ để được tư vấn nhé!

Đội ngũ dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ du học sinh từ A -Z về các kiến thức du học hoặc góc chia sẻ về văn hoá, cuộc sống và các cách định cư tại Đức.

Hotline: 0919843873

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây